Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Thoái hóa khớp bệnh học

Thoái hóa khớp bệnh học

Thoái hóa khớp là căn bệnh về xương khớp mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Theo thời gian, các khớp xương bắt đầu bị lão hoá, điều đó lý giải cho việc phần lớn những người mắc bệnh thường ở vào độ tuổi trung niên và lớn tuổi, trong đó số người bệnh là nữ giới cao hơn so với nam giới.
Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Theo thống kê được thực hiện gần đây thì tỷ lệ người mặc bệnh sẽ được chia theo các độ tuổi như sau:
  • 15 – 44 tuổi tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp là 5%
  • 45 – 64 tuổi tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp từ 25 – 30%
  • Trên 65 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh lên đến 60 – 90%
Bệnh thoái hóa khớp do qua trinh lao hoa
Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, như:
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm 32,12%
  • Thoái hóa cột sống cổ 13,96%
  • Thoái hóa khớp gối chiếm 12,57%
  • Và nhiều khớp khác như: Ngón tay, ngón chân, cổ chân, khủy tay, khớp vai,….
Bên cạnh lý do tuổi tác, thoái hóa khớp còn có thể đến nhanh hơn dưới sự chịu lực thường xuyên hoặc tổn thương. Thoái hóa khớp gây đau và biến đối cấu trúc khớp của người bị bệnh làm hạn chế khả năng vận động và tệ nhất là tàn phế. Bệnh nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp có thể làm chậm quá trình tiến triển, giảm thiểu các cơn đau đớn, giúp người bệnh duy trì khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh thoái hóa khớp, gai , thoái vị đĩa đệm

Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp

Khi lớp sụn phù trên bề mặt đầu xương bị phá hủy và hao mòn sẽ dẫn đến thoái hóa khớp. Sự thoái hóa của sụn khớp có thể xảy ra do các nguyên nhân:
  • Sự lão hóa: Lão hóa là một quy luật bất biến của tự nhiên, càng cao tuổi khả năng sản sinh và tái tạo các sụn giản gân và từ từ hết hẳn. Các tế bào sụn khớp theo đó cũng già dần, hao mòn và không có khả năng tự phục hồi dẫn đến thoái hóa khớp.
  • Tác nhân cơ giới bên ngoài:  Biến chứng sau chấn thương, viêm khớp, bệnh gout, các dị dạng bẩm sinh; vận động mạnh, làm công việc nặng nhọc thường xuyên hoặc thừa cân béo phì, gây quá tải lên khớp.
cách chữa đau lưng bằng tọa cốt thống
Dựa theo nguyên nhân gây thoái hóa có thể phân thành  thoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát.
  • Nguyên phát: nguyên nhân chính là do sự lão hóa, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60 tuổi, nhiều vị trí, tiến triển chậm, tăng dần theo tuổi, mức độ không nặng.
  • Thứ phát: phần lớn là do nguyên nhân cơ giới, gặp ở mọi lứa tuổi (thường trẻ dưới 40 tuổi) khu trú một vài vị trí nặng và phát triển nhanh.
Bệnh thoái hóa khớp do chấn thương

Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

Các triệu chứng thường gặp khi bị thoái hóa khớp:
  • Đau: Đau đớn xảy ra cụ thể ở khớp bị thoái hóa, không đau lan ra khu vực xung quanh,( trừ thoái hóa cột sống bị chèn ép rễ dây thần kinh). Đau âm ỉ, ở cột sống có thể có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều.
  • Khó khăn vận động: Khớp bị thoái hóa thường dẫn đến hạn chế khả năng vận động do đau đớn hoặc cứng khớp.  Về lâu dài, cờ vùng tổn thương có thể bị teo.
  • Bến dạng  khớp: Thoái hóa khớp thường dẫn đến hình thành gai xương, gây biến dạng.  Tuy nhiên, biến dạng không nhiều như trường hợp bị viêm khớp hoặc gout.
  • Các biểu hiện khác như: Teo cơ, có tiếng lạo xạo trong ổ khớp khi vận động, tràn dịch khớp,…
Bệnh thoái hóa khớp cách phòng và chữa hiệu quả

Cách điều trị thoái hóa khớp

Dùng Thuốc:
Trong Tây y, không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều trị triệu chứng bằng các loại thuốc giảm đau chống viêm giúp phục hồi chức năng, và duy trì khả năng vận động. Tuy nhiên, tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến cơ thể người bệnh rất nhiều.
Trong Đông y, thoái hóa khớp là do khí huyết không thông mà thành, vì vậy có thể chữa trị bằng các bài thuốc được ghi nhận lại trong y học cổ truyền như PT5, Độc hoạt tang ký sinh thang,.. kết hợp với tập luyện điều đặn mỗi ngày và chế độ ăn uống hợp.

Hy vọng bài viết về Thoái hoá khớp bệnh học trên đây đã giúp các bệnh nhân và người thân có thêm được những kiến thức quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét