Câu hỏi của Anh Điệp :
Đi xe máy khoảng 1h thì đốt xương sống cuối cùng bị nhói, đau phải dừng lại đứng một hồi (khoảng 5p) thì mới lên xe đi tiếp hoặc cứ nhóm mông lên đổi tư thế thì mới hết. Bên cạnh đó còn có những biểu hiện tê 3 ngón tay : giữa, kế và ngón út (2 cánh tay) và chân cũng bị tê. Xin bác sĩ cho hỏi tôi bị gì? Tôi năm nay 39 tuổi, công việc tôi hay làm trước đây là IT. Xin cảm ơn nhà thuốc.
Đáp:
Chào anh Điệp!
Với câu hỏi của anh, nhà thuốc Hoa Đà xin giải đáp như sau:
Nghề nghiệp trước đây của anh là IT, công việc ngày đòi hỏi phải ngồi nhiều, ít nhất là 8 giờ, có khi lên đến 12 giờ mỗi ngày, điều này ảnh hưởng xấu đến vùng cột sống của anh, nhất là đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng và khớp cùng chậu.
Ngồi nhiều kéo dài, kèm theo đó là không có thời gian để vận động, tập thể dục cùng với thói quen ăn uống không điều độ khiến anh mắc bệnh cột sống khi bước sang tuổi trung niên ở hiện tại.
Với các triệu chứng anh đã mô tả, chuẩn đoán sơ bộ anh đã bị thoái hóa cột sống, dẫn hình thành gai xương, chèn lên đây thần kinh, gây đau tê, ở cả 3 vùng cột sống quan trọng đã nêu trên:
- Thoái hóa đống sống cổ gây tê cách tay, và các ngón tay do dây thần kinh cơ thang bị chèn. Nếu lâu ngày anh không chữa trị, sẽ ảnh hưởng khớp vai, có thể gây thoái hóa khớp vai, và hạn chế khả năng vận động.
- Thoái hóa vùng cột sống thắt lưng, khớp cùng chậu gây đau lan qua vùng tọa cốt, gây tê chân, kéo dài có thể gây teo cơ.
- Khớp cùng chậu (khớp cuối cùng ở xương sống) là khớp chịu tổn thương nhiều nhất, dẫn đến đĩa đệm bị mỏng hoặc chệch nên khi anh ngồi lâu có cảm giác đau nhói,
Với tình hình hiện tại, nhà thuốc xin có một vài lời khuyên cho anh!
ĐẦU TIÊN và QUAN TRỌNG nhất, anh nên đến cơ sở y tế gần nhà để chuẩn đoán tình hình bệnh chính xác của mình với 2 kiểm tra quan trọng:
- Chụp hình cột sống
- Kiểm tra nồng độ aixit uric máu
Nhận chuẩn đoán của bác sĩ, từ đó áp dụng biện pháp điều trị sớm và phù hợp với mình theo Đông y hoặc Tây y.
THỨ HAI, nhà thuốc Hoa Đà gửi đến anh một vài lưu ý trong thói quen ăn uống và sinh hoạt giúp ngăn chặn tiến triển của bệnh và hỗ trợ điều trị.
1. Sinh hoạt và vận động
- Trước tiên là các tư thế sinh hoạt như: đứng, ngồi, ngủ, nghĩ, đi lại. Không đứng quá lâu, không ngồi cong cột sống quá lâu, ngủ đúng tư thế, đi lại nhẹ nhàng, không ngồi xe nhiều.
- Không mang vác các vật nặng quá sức, nếu mang vật nặng đứng lên nên dùng lực chân, cẩn thận khi đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang.
- Tập thể dục điều đặn mỗi ngày: Ảnh chỉ cần tập các bài tập nhẹ nhàng như: yoga, bơi lội, đi bộ, dưỡng sinh,… mỗi ngày tối thiểu 30 phút. Vận động nếu thấy đau thì phải dừng lại ngay
2. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng nhất định đến bệnh tình của anh, nên anh cần cần chú ý trong việc ăn uống.
- Kiêng cử: thức ăn nhanh, nước ngọt, rượu, bia, thức ăn giàu đạm như: thịt đỏ (trâu, bò, dê), hải sản (nghuê, sò, ốc, hến), thức ăn giàu tinh bột, hạn chế ăn đường.
- Nên ăn: Ăn nhiều rau củ quả có màu sậm, bổ sung vitamin C, D, khoáng chất, omega 3 có trong mỡ cá, hạt sinh dưỡng như: hạt hạnh nhân, chia, macca, các loại hoạt ngũ cốc như các loại đậu, gạo lứt, mè,…
3. Dùng thuốc chữa bệnh
Kết hợp song song với 2 điều trên, sau khi nhận chuẩn đoán, anh nên dùng thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, anh không nên dùng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh trước đó vì các thuốc này chỉ trị triệu chứng chứ không chữa được tận gốc bệnh mà lại kèm theo nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng lâu dài như: Suy thận, tăng men gan, loét dạ dày,…
Nhà Thuốc khuyên Anh nên dùng thuốc Đông y để chữa trị. Anh có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp với điều kiện và thói quen dùng thuốc của mình. Lưu ý chọn các loại thuốc có nguồn gốc, thành phần và hạn sử dụng rõ ràng.
Thân ái,
Kính chào anh!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét