Cột sống có hơn 30 đốt sống, kết hợp với cơ, gân và dây chằng tạo nên một trụ có tác dụng giúp toàn bộ cơ thể có thể hoạt động được. Nếu như bạn bị chấn thương phần cột sống, nó có thể khiến cho những rối loạn cảm giác xảy ra, cùng với đó là những rối loạn trong hoạt động cơ bắp và những khớp xương khác… Sau đây, chúng tôi xin gửi đến các bạn 5 bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng Đông Y hiệu quả nhất!
Khi nhắc tới cột sống, những nhà thuốc Đông y sẽ nghĩ ngay đến tạng thận. Thận sinh tủy, sinh tinh và tàng tinh. Thận chủ xương, vị trí thận nằm ngay vùng thắt lưng. Các nguyên nhân thường gặp gây hại cho thận là:
- Cha mẹ không có sức khỏe tốt đẻ con yếu gây ra những dị tật vùng xương sống.
- Thực hiện chế độ ăn uống sai hay thiếu dinh dưỡng từ nhỏ sẽ gây ra hiện tượng suy dinh dưỡng và còi xương.
- Trong lúc học và làm bài ở trường, ghế và bàn được đặt sai khoảng cách khiến cho tư thế trẻ ngồi bị sai, lệch, vẹo người gây cong vẹo cột sống.
Tư thế ngồi học sai dễ gây ra thoái hóa cột sống sau này
- Bệnh nhân lao động từ nhỏ, khuân vác nặng trong thời gian dài, môi trường lao động ẩm thấp, gò bó, chật hẹp gây chèn ép cột sống.
- Sinh hoạt và ăn uống thiếu hợp lý, ham mê tửu sắc gây hại cho thận.
- Ngoài ra, những bệnh như ung thư hay lao cũng góp phần gây ra thoái hóa cột sống.
- Những chấn thương trong lao động hay thể dục thể thao có khả năng khiến cột sống bị xẹp, đĩa đệm bị bật ra. Vị trí dễ bị trật nhất là thắt lưng.
Thoái hóa cột sống gây bất tiện trong việc vận động cơ thể
Khi bị bệnh, bệnh nhân thường có biểu hiện nhức ở cột sống (vùng thắt lưng hay vùng cổ…) càng phải chú ý để phòng ngừ, tránh tình trạng khiến bệnh có chiều hướng tăng lên. Không mang vác nặng hay chạy chảy, ngồi hoặc đi đứng sai tư thế, ăn uống và làm việc điều độ.
Chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc nam và thuốc bắc như thế nào?
Trong Đông Y, việc chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc bắc và thuốc nam có hai cách:
- Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các động tác giúp làm giãn cột sống. Ngoài ra, bệnh nhân nếu có khả năng thì nên thường xuyên đi bơi lội, châm cứu và xoa bóp.
- Sử dụng thuốc đắp bên ngoài và thuốc uống.
- Với thuốc đắp bên ngoài, các bạn có thể rang lá lốt, ngải hay cúc tần cho ấm rồi đắp lên bàn chân để làm ấm.
Ngoài ra, bạn cũng nên rang những loại lá trên, rồi trải lên giường, nằm lên cho cột sống bị đau đè lên phần lá rang đó (lưu ý: coi chừng bỏng). Khi lá bắt đầu nguội, bạn lại tiếp tục rang lại để thực hiện tiếp thêm một lần nữa. Mẹo ở đây là bạn nên cho thêm một chút muối ăn vào để giữ nhiệt được lâu hơn.
Bệnh nhân nếu có khả năng thì nên thường xuyên đi bơi lội, châm cứu và xoa bóp
Một số bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng thảo dược
► Bài thuốc số 1:Nguyên liệu:24g Thạch cao, 12g quế chi, 8g cam thảo (đã nướng), 20g tri mẫu, 40g ngạch mễ | Cách sử dụng:Sắc các vị thuốc trên để uống, mỗi ngày một thang. |
Thực hiện:Bạn nấu cháo để cho gạo nhừ ra rồi chắt lấy phần nước uống. | Công dụng:Giúp giảm bớt đau nhức ở các đốt xương, chống buồn nôn; chữa viêm khớp, phong thấp… |
Cấu trúc cột sống và đĩa đệm
► Bài thuốc số 3:Nguyên liệu:8g ma hoàng, 16g ý dĩ, 12g quế chi, 16g cát căn, 12g thược dược, 16g đại táo. | Cách sử dụng:Sắc các vị thuốc trên để uống, mỗi ngày một thang. | Tác dụng:Chữa sốt, nhức và cứng vùng lưng, gáy, khó cúi người, xoay người, sưng và đau khớp. |
Nguyên liệu:20g cẩu tích, 12g phòng phong, 8g tế tân, 12g ngưu tất, 10g tần giao, 12g đương quy, 12g tang ký sinh, 10g độc hoạt, 8g quế tâm, 6g chích thảo, 10g phục linh, 12g uy linh tiên. | Cách sử dụng:Sắc các vị thuốc trên để uống, mỗi ngày một thang. | Tác dụng:Chữa phong hàn, đau lưng cho phụ nữ sau khi sinh. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét