Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Viên sỏi khổng lồ nằm trong bàng quang bệnh nhân

Ai có thể ngờ viên sỏi khổng lồ này đã sống sót trong bàng quang của người đàn ông Ấn Độ trong thời gian dài trước khi gây đâu đớn dữ dội

Maheshbhai Rasikbhai Patel, đến từ bang Tamil Nadu (Ấn Độ), bị đau bụng dữ dội trong đêm và được gia đình chuyển ngay tới bệnh viện. Sau khi thực hiện các xét nghiệm và chụp X-quang, các bác sĩ tại bệnh viện Sri Sainath bất ngờ khi phát hiện trong bàng quang của người đàn ông này có một viên sỏi khổng lồ.
Viên sỏi bàng quang của Maheshbhai có kích thước 11,5x17 cm và nặng 1,4 kg. Các bác sĩ phải mất tới 90 phút để loại bỏ viên sỏi khổng lồ này.
Viên sỏi của anh Maheshbhai này đã phá vỡ kỷ lục “viên sỏi bàng quang có trọng lượng lớn nhất”, của một bệnh nhân ung thư người Ấn Độ với trọng lượng 1,22 kg vào năm 2010.Hiện tình trạng của Maheshbhai đang tiến triển rất tốt chỉ sau chưa đầy một tuần điều trị.Dhirubhai C Patel, bác sĩ phẫu thuật cho Maheshbhai, chia sẻ: “Một trong những lý do chính gây ra sự hình thành sỏi bàng quang này có thể là lượng khoáng chất trong nước tiểu quá cao. Thêm nữa, bệnh nhân này từng bị tổn thương niệu đạo và điều này cũng có thể góp phần hình thành sỏi.
Sỏi bàng quang được hình thành do các khoáng chất có trong nước tiểu bị lắng đọng và kết tinh thành những khối đá nhỏ. Chúng thường có kích thước nhỏ, từ 1-3 cm và không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc biệt, đôi khi chỉ được phát hiện một cách tình cờ.
Sỏi bàng quang thường gây ra hiện tượng đái dắt, khó tiểu, tiểu ra máu, đau bụng dưới, đôi khi sốt nhẹ do nhiễm khuẩn. Sỏi nhỏ đôi khi tự đào thải ra ngoài khi đi tiểu, nhưng sỏi có kích thước lớn cần phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi bàng quang có thể gây ra nhiễm trùng và các biến chứng nghiêm trọng khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét